Chat hỗ trợ
Chat ngay

Bệnh Rối loạn tiền đình

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế, làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo.....rất khó chịu. Bệnh rất hay tái phát.Có hai loại rối loạn tiền đình, là rối loạn tiền đì

1. Mô tả bệnh

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế, làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo.....rất khó chịu. Bệnh rất hay tái phát.

Có hai loại rối loạn tiền đình, là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.


2. Nguyên nhân

Để tìm được nguyên nhân chính xác rối loạn tiền đình người bệnh cần đi khám các chuyên khoa tim, mắt, tâm thần, thần kinh, tai. và làm các xét nghiệm hình ảnh như CT Scaner, chụp cộng hưởng từ, x quang

Những biểu hiện của rối loạn tiền đình là chóng mặt. tuy nhiên để chuẩn đón rối loạn tiền đình thường được chia thành 4 nhóm triệu chứng sau:

  • Chóng mặt: cảm giác môi trường xung quanh hoặc bản thân đang chuyển động xoay tròn hoặc bập bênh kèm theo các triệu chứng là buồn nôn, nôn, mất cất bằng, nhìn mờ, đổ mồ hôi thường là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.
  • Ngất: do lưu lượng máu lên não giảm thường gặp ở bệnh nhân tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ
  • Mất thăng bằng: mất cảm giác thăng bằng, đi đứng không vững giống như người say rượu. nguyên nhân do mất đồng bộ thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
  • Chóng mặt không xác định rõ: người mắc rối loạn tiền đình thường cảm giác thấy đầu lâng lâng, nặng nề, sợ ngã. Gặp ở những người có rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm.
    Bệnh nhân nên tránh những xúc động lo âu vì khi xúc động lo âu cũng gây ra tình trạng chóng mặt.


3. Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi.

Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
 

4. Biến chứng

Rối loạn tiền đình lâu ngày sẽ làm cho bệnh nhân mất ngủ thường xuyên. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không được điều trị kịp thời thì sẽ làm tăng nguy cơ bị bị tai biến mạch máu não.


5. Phòng ngừa

Các cụ có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngay từ lúc còn khỏe mạnh, bạn nên có chế độ tập luyện đúng cách để phòng tránh các bệnh khác chứ không chỉ là RLTĐ. Bạn nên tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian… Khi đã bị viên mũi họng, xoang cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày; nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thởi không khí có kèm theo vi sinh vật độc hại.

6. Điều trị

- Trước tiên phải để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng, tránh xê dịch.

- Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho thuốc chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10 mg tiêm bắp.

- Truyền dịch bù nước, điện giải nếu có điều kiện.

Chống chóng mặt bằng các nhóm thuốc: sử dụng tùy kinh nghiệm của các bác sĩ tuy nhiên có thể sử dụng các thuốc sau:
  • Các thuốc nhóm kháng histamin: vừa có hiệu quả tới chứng chóng mặt vừa làm giảm triệu chứng nôn, buồn nôn. Tác dụng phụ của nhóm này là có thể gây ngủ nhẹ nên không dùng trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Các thuốc thường dùng là promethazin 25 mg, scopolamin 0,5mg; diphenhydramin 50 mg.
  • Acetylleucin: 1.000 - 1.500mg/ ngày. Có cả dạng viên và tiêm tĩnh mạch, dạng tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm vì nếu tiêm nhanh có thể gây hồi hộp, trống ngực, mạch nhanh. Thường được dùng ở giai đoạn cấp tính.
  • Nhóm ức chế calci chọn lọc mạch máu não: hay sử dụng nhất hiện nay là các biệt dược của flunarizine, viên 5mg, dùng từ 5 -10mg (1-2viên)/ngày, nên uống trước khi ngủ vì cũng có tác dụng an thần nhẹ. Các thuốc khác có thể dùng như cinnarizin 50-100mg/ngày.
  • Nhóm benzodiazepin: hay dùng là valium, diazepam. Đây là các thuốc trấn tĩnh nhẹ, có thể dùng trong trường hợp bệnh nhân quá lo lắng vì chóng mặt. Tuy nhiên có thể gây quen và lệ thuộc thuốc nên phải có hướng dẫn kỹ, tránh lạm dụng thuốc.
  • Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não: nhóm này thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài. Nhóm này có rất nhiều các nhóm nhỏ như:
    • Betahistin: tác dụng chính vào nhân tiền đình, dùng từ 24 -48mg/ngày chia 3 lần.
    • Ginkgo biloba 40 mg dùng 3 viên/ngày.
    • Piracetam 1.200 - 2.400mg/ngày.
    • Almitrin - raubasin 40mg dùng 2 viên/ngày.
  • Và rất nhiều thuốc khác.


Tập bù trừ tiền đình:
thường tập khi nghĩ tới chóng mặt tư thế lành tính. Nếu chóng mặt do thiểu năng động mạch đốt sống thân nền thì không nên tập vì có thể gây thiếu máu não. Nên tập có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Có thể áp dụng cách tập sau:
 

  • Khi cấp tính: tập ở tư thế nằm: đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần. Nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm. Khi có thể thì gập, ngửa, quay đầu sang hai bên từ từ và nhanh dần. Nếu đỡ có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.
  • Khi qua giai đoạn cấp: tập ở tư thế đứng, đang ngồi, từ từ đứng dậy sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.


Tóm lại, khi có triệu chứng chóng mặt, nhất là thời gian kéo dài, chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa tai, thần kinh để khám, phát hiện các nguyên nhân từ đó có sự tư vấn và phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự điều trị tại nhà, lạm dụng thuốc để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:



TS.BS. Nhữ Đình Sơn

TAGrối loạn tiền đìnhđau nửa đầubệnh tiền đìnhđiều trị rối loạn tiền đìnhthuốc điều trị rối loạn tiền đình

Tin cùng chuyên mục

scroll