Chat hỗ trợ
Chat ngay

Nằm xuống ngủ ngay chưa hẳn đã tốt

Theo Reader không nhận đủ ô xy trong suốt đêm do chứng ngáy ngủ có thể tạo cảm giác mệt mỏi bất thường suốt cả ngày, khiến bạn nằm xuống là ngủ hoặc luôn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe ngay khi có biểu hiện này.

Phần lớn chúng ta đều mắc phải căn bệnh ngừng thở khi ngủ mà không hay biết. Làm thế nào để phát hiện ra bệnh này trong khi đang ngủ? Đó là điều không dễ...

Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khoẻ, là mắt xích quan trọng để cơ thể phục hồi, chỉnh lý và củng cố ký ức. Ở một xã hội hiện đại và nhiều áp lực như hiện nay thì có một giấc ngủ ngon thật không dễ tí nào.

Nằm xuống là ngủ ngay và ngủ một mạch cho đến sáng là điều chúng ta ao ước. Ai cũng cho rằng những người ngủ được như thế là người có sức khoẻ tốt. Nhưng theo nghiên cứu của trường Đại học Emory (Mỹ) gần đây thì không ít "thần ngủ" có thể đi vào giấc ngủ cực nhanh là đi kèm với chứng "ngừng thở khi ngủ". Tình trạng này còn dẫn tới chứng huyết áp tăng cao và là nguyên nhân gia tăng các nguy hiểm về bệnh lý tim mạch.

Dấu hiệu báo trước của một bệnh lý

Từ lúc chúng ta lên giường chuẩn bị ngủ đến khi trạng thái não đồ biểu hiện đã đi vào giấc ngủ thông thường mất từ 15-30 phút. Thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài đều là hiện tượng bất thường. Thời gian để đi vào giấc ngủ quá dài chính là chứng bệnh "mất ngủ" mà ai cũng biết. Thế nhưng, thời gian để đi vào giấc ngủ quá ngắn thường bị coi nhẹ và hiểu sai. Thực tế, nếu bạn rơi vào tình trạng "nằm xuống là ngủ ngay" thì đó là một cảnh báo cho sức khoẻ, dấu hiệu báo trước của một bệnh lý.

Cuối tháng 5 vừa qua, hội y khoa về giấc ngủ của Đài Loan đã cho biết: chỉ có những người mất ngủ trầm trọng hoặc mắc phải một chứng rối loạn về giấc ngủ nào đó như chứng gián đoạn hô hấp khi ngủ mới có thể ngủ ngay được. Chứng bệnh này thường là do bộ máy bên trong khí quản có vấn đề nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước của sự mất thăng bằng trong hệ thần kinh. Những người này không chỉ có thể ngủ ngay khi đặt lưng xuống giường mà thậm chí ngồi hay đứng cũng có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Theo nghiên cứu này trên thế giới tỉ lệ mắc chứng ngừng thở khi ngủ (OSAS) chiếm khoảng 3% nhưng đại đa số người bệnh lại không biết. Thường họ đợi đến khi bệnh phát một thời gian khá lâu thì mới tìm đến bác sĩ để xin chẩn đoán và điều trị. Lúc này thần kinh trung ương và não bộ đã rơi vào tình trạng thiếu oxy và có thể đã bị tổn thương nặng. Vì thế, họ đã mất đi cơ hội chữa trị tốt và việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.

Để trả lời câu hỏi OSAS tai hoạ như thế nào đối với hệ thống thần kinh? Tiến sĩ y khoa người Mỹ, Michael Harford cho biết, về mặt lâm sàng của OSAS là khoảng cách giữa hai lần thở ít nhất 10 giây. Khi đó, cơ thể sẽ bị tụt giảm oxy trong máu và biểu hiện chung của người mắc chứng bệnh này là "ngáy như sấm".

3 loại thông thường của chứng ngừng thở khi ngủ

- Loại trung khu: Não bộ không khống chế được các tín hiệu tương ứng phát ra từ vùng cơ của khí quản khi hô hấp, gây nên tình trạng ngừng thở.

- Loại tắc nghẽn: Cơ khí quản bị nhão làm cho khí quản bị hẹp lại gây tắc nghẽn tức thời đường thở.

- Loại phức hợp: Là hỗn tạp cả hai loại 1 và 2.

Trong ba trường hợp kể trên thì loai tắc nghẽn  được nhiều người biết đến và cũng có tỉ lệ phát bệnh cao nhất chiếm 84% trên tổng số người mắc chứng ngừng thở khi ngủ. Loại trung khu chiếm khoảng 0,4%, loại hỗn hợp chiếm 15%.

Nguyên nhân của OSAS là khi việc gián đoạn hô hấp xảy ra, não bộ cảm ứng với việc cơ thể thiếu oxy. Lúc này não bộ sẽ "nhận" được mệnh lệnh cơ thể phải ra sức hô hấp, vì thế người bệnh sẽ đột ngột tỉnh giấc. Chính lúc tỉnh dậy tạm thời này làm cho yết hầu mở to, đường thở được khai thông, việc hô hấp trở lại bình thường và người bệnh có thể ngủ lại. Nhưng sau đó yết hấu lại bắt đầu chùn xuống, cơ thể lại ra phải ra sức để hô hấp, giấc ngủ lại đứt đoạn thêm một lần nữa. Vòng tuần hoàn đó cứ lặp đi lặp lại, như thế số lần gián đoạn lên đến hơn 100 lần trong một đêm làm cho người bệnh không thể nào có một giấc ngủ sâu được. Cho nên đến sáng hôm sau, khi đã thức dậy rồi người bệnh vẫn cảm giác thèm ngủ, làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, thậm chí còn kéo theo các mối nguy hiểm khác như tai nạn xe.

Vì khoảng thời gian ngưng thở rồi tỉnh dậy thông thường rất ngắn nên tự bản thân người bệnh không ghi nhận được. Ngoài những ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc, điều đáng sợ hơn cả của chứng OSAS là về lâu dài nó sẽ kéo theo các chứng cao huyết áp, suy tim và xơ cứng cơ tim.

Theo 24h.com.vn

TAGgiấc ngủnằm xuống là ngủ luônbị bệnh nằm xuống là ngủ ngay

Tin cùng chuyên mục

scroll