Chat hỗ trợ
Chat ngay

Bệnh Rối loại tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một bệnh lý quan trọng của bệnh học thần kinh. Hiện nay, các bệnh mạn tính như nhiễm mỡ máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, nghiện rượu, thuốc lá… và những áp lực của công việc, cuộc sống đang làm cho chứng bệnh này có xu hướng mắc phải nhiều hơn.

1. Mô tả bệnh

Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một bệnh lý quan trọng của bệnh học thần kinh. Hiện nay, các bệnh mạn tính như nhiễm mỡ máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, nghiện rượu, thuốc lá… và những áp lực của công việc, cuộc sống đang làm cho chứng bệnh này có xu hướng mắc phải nhiều hơn.

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do: bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu. Trên một cơ thể NCT mà hiện tượng xơ vữa động mạch càng nặng thì nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não càng cao. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố như tuổi cao, thừa cân, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu, stress cũng góp phần đáng kể vào việc  hình thành bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

3. Triệu chứng

Đối với rối loạn tuần hoàn não cấp tính, biểu hiện thường gặp là chóng mặt, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế… Những triệu chứng này thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng.

Nhiều người bệnh cho biết là họ rất sợ các triệu chứng này bởi nó rất dễ nhầm với tai biến mạch máu não, đặc biệt ở người có tăng huyết áp. Tuy vậy cơn rối loạn tuần hoàn não không gây yếu, liệt tay chân, nhân trung, mặt… Ngoài các triệu chứng điển hình khi cơn cấp tính xảy ra người bệnh còn có thể thấy kém tập trung tư tưởng, giảm khả năng tư duy, chậm hiểu, lười suy luận và đãng trí.

4. Biến chứng

Thiểu năng tuần hoàn não gây nên hiện tượng thiếu máu não và cũng có thể gây nên  phù não. Điều đáng lo ngại nhất của thiểu năng tuần hoàn não là gây nên các biến chứng nặng nề.

5. Phòng ngừa

Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ. Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp  làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc. NCT không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh, NCT nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột bởi vì NCT bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến mạch máu não.

6. Điều trị

Về điều trị, khi có cơn rối loạn tuần hoàn não cấp hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, người bệnh cần được đưa ngay đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Trong điều trị, cần dùng thuốc ức chế tiểu cầu, thuốc tăng khả năng cải thiện việc cung cấp oxygen cho não. Nếu có các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, người bệnh cần được theo dõi và điều trị kết hợp.

Có thể bạn quan tâm:



Theo Ds Nguyễn Bình

TAGrối loạn tiền đìnhđau nửa đầubệnh tiền đìnhđiều trị rối loạn tiền đìnhthuốc điều trị rối loạn tiền đìnhrối loạn tuần hoàn nãothiếu máu lên não

Tin cùng chuyên mục

scroll